Kỹ sư sinh học Greenbot chia sẻ các biện pháp quản lý sâu bệnh hại trên cây trồng

Kỹ sư sinh học Greenbot chia sẻ các biện pháp quản lý sâu bệnh hại trên cây trồng

Kỹ sư sinh học Greenbot chia sẻ các biện pháp quản lý sâu bệnh hại trên cây trồng
 07 Tháng 08 2019  1520  Đăng bởi FarmStay
Kỹ sư sinh học Greenbot chia sẻ các biện pháp quản lý sâu bệnh hại trên cây trồng

Có nhiều biện pháp quản lý sâu bệnh hại trên cây trồng. Dưới đây là 6 phương pháp hữu ích nhất được các chuyên gia, kỹ sư sinh học Greenbot tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng, đặc biệt đối với phương pháp trồng rau thủy canh, xin chia sẻ tới quý bạn đọc.

Biện pháp quản lý thủ công

Kỹ thuật này được áp dụng để khống chế sâu, bệnh ngay từ khi sâu bệnh mới phát sinh với mật độ thấp như: thu gom tàn dư thực vật trên giàn sau mỗi lần thu hoạch, ngắt bỏ lá bị bệnh hại, ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non đem tiêu hủy.

Giàn trồng cây được che chắn bằng nhà lưới hay nhà màng để bảo vệ rau khỏi côn trùng tấn công. Phương pháp này có hiệu quả với chuột, cào cào, chim, bướm, một số bọ cánh cứng, bọ xít….

Biện pháp quản lý bằng bẫy, bả dẫn dụ

Các chất trong thuốc có mùi dẫn dụ côn trùng đến rồi tiêu diệt, không phải phun lên cây nên không tốn công phun xịt thuốc, không gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là không để lại dư lượng thuốc trên trái, vì thế rất an toàn cho người ăn. Một số loại bẫy sinh học đang được sử dụng phổ biến như bẫy dính màu vàng, bẫy fly kill dẫn dụ ruồi đục trái, bẫy pheromone dẫn dụ sâu tơ, sâu khoang trên rau ăn lá, … Hiện nay trên thị trường đã có sẵn các loại thuốc dẫn dụ như Flykil 95 EC, Vizubon–D , Sofri Protein 10 DD…

Cách sử dụng bẫy, bả dẫn dụ

Mua dụng cụ bẫy trên thị trường, đặt thuốc dẫn dụ vào dụng cụ bẫy, treo trên cây, nơi đầu gió và râm mát, cách mặt đất khoảng 1,5-2 m để dẫn dụ côn trùng bay vào (không treo bẫy ngoài nắng, thuốc sẽ giảm hiệu lực nhanh).

Thời gian đặt bẫy, thay bả: Thực hiện liên tục trong suốt vụ cho đến khi ruồi vào bẫy giảm 80-90% thì mới dừng đặt bẫy. Duy trì việc châm thuốc vào bẫy 10-15 ngày 1 lần.

Mỗi loài sinh vật đều có những màu sắc “yêu-ghét” đặc trưng. Bọ nhảy yêu màu vàng, bọ phấn thích màu xanh, côn trùng ban đêm lại hướng đến ánh sáng và bẫy dính vận dụng nguyên tắc này để thu hút và tiêu diệt các loài gây bệnh đó.

Cách sử dụng bẫy dính

Treo những tấm keo dính được cột dây lơ lửng và cách cây trồng 5-10cm. Dưới tác dụng của gió, những tấm bẫy dính này sẽ bị lắc lư, xoay tròn thu hút bọ nhảy và một số loại côn trùng khác đến vào dính vào.

Thay tấm dính sau 15 – 20 ngày hoặc khi thấy mật độ côn trùng, bụi bẩn bám dính quá nhiều làm giảm sức dính của keo.

Biện pháp quản lý bằng thảo mộc

Thay vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh cho rau khách hàng cũng có thể tự pha chế dung dịch thảo mộc để phòng trừ sâu bọ. Trong các loại củ, quả như: ớt, tỏi, hành, gừng... chứa hàm lượng a-xit có tác động đến các bộ phận như mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng và có thể tiêu diệt chúng.Nếu chiết xuất thảo mộc này được pha chế với nồng độ phù hợp sẽ xua đuổi, tiêu diệt được các loài sâu bọ.

Quy trình pha chế dung dịch thảo mộc phòng ngừa sâu bọ:

Nguyên liệu gồm có 1 kg tỏi, 1 kg ớt, 1 kg gừng và 3 lít rượu.

 Giã hoặc xay nhuyễn tỏi, ớt, gừng đem ngâm với 3 lít rượu trong thùng bịt kín. Trong quá trình ngâm không nên để thùng ngâm ở những nơi quá nắng nóng, hoặc để hở, tránh làm bay mất hơi rượu.

Ngâm nguyên liệu ớt, tỏi, gừng với rượu 15 ngày ta thu được dung dịch cốt, đậy kín và bảo quản ở nơi thoáng mát thời gian sử dụng thuốc thảo mộc có thể tới 4 – 5 tháng.

Cách sử dụng:

Lấy khoảng 200ml nước cốt và pha với 12 lít nước. Mỗi bình 12 lít dùng phun cho 1 sào rau.

Phun đều thuốc lên bề mặt lá và phun xuôi theo chiều gió để hạn chế thuốc bay vào mắt

 Phun phòng trừ cho rau ở giai đoạn rau còn non, ở thời điểm trước khi đưa cây lên giàn và mới đưa lên giàn 2 – 3 ngày là tốt nhất.

Hiện nay trên thị trường cũng có bán sẵn các chế phẩm thảo mộc chiết xuất từ cây Neem (Aza, Neem bond, Vineem…), cây derris (Dibaroten, Vironone), cây khổ sâm (Đầu Trâu Jolie, Agrione…)… Chế phẩm GCmite được chiết xuất từ tinh dầu cây đinh hương, hạt bông và tỏi là chế phẩm thảo mộc phòng trừ khá hiệu quả nhện, bọ trĩ, rệp, sáp, sâu thân mềm. Các chế phẩm được sản xuất bán sẵn đều thể hiện hướng dẫn sử dụng rất chi tiết trên bao bì sản phẩm, khách hàng nên pha theo đúng hướng dẫn để để thuốc có nồng độ quả tốt nhất và không xuất hiện sâu, rầy kháng thuốc.

Chế phẩm thảo mộc được sử dụng để phòng ngừa sâu bệnh hại là chủ yếu nên chỉ có thể phun khi cây còn nhỏ, chưa xuất hiện sâu bệnh hoặc mật độ sâu bệnh còn rất ít.

Sử dụng chế phẩm sinh học

Sử dụng thuốc thảo mộc có hiệu quả cao trong việc phòng. Tuy nhiên, khi mức độ gây hại của sâu tăng cao, khách hàng nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học đặc trị. Chú ý là khi sử dụng thuốc nên pha theo đúng hướng dẫn của từng loại thuốc (đúng tỷ lệ, nồng độ, đúng đối tường diệt trừ) và phun lặp lại khi cần thiết (phun lặp lại sau 5 – 7 ngày nếu vẫn còn sâu bệnh) để có hiệu quả sử dụng thuốc tốt nhất, có thể sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc và thay đổi loại thuốc để tránh hiện tượng kháng thuốc ở sâu bệnh. Một số loại thuốc trừ sâu có thể áp dụng sản xuất rau hữu cơ được các cơ quan chuyên môn công bố được phép sử dụng bao gồm chế phẩm từ vi khuẩn Bt (Bacillus thuringiensis),virus NPV, nấm Beauveeria .v.v… Các thuốc này có tác động trực tiếp qua đường tiếp xúc và vị độc.

Chế phẩm từ vi khuẩn:  Thuốc trừ sâu vi sinh BT thuộc nhóm trừ sâu sinh học, có nguồn gốc vi khuẩn, phổ diệt sâu rộng và hữu hiệu đối với các loại sâu như sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp… Sâu khi ăn phải thuốc sẽ ngừng ăn sau vài giờ và chết sau 1 – 3 ngày. Các loại sản phẩm có trên thị trường khá nhiều như Vi-BT 32000WP, 16000WP, BT Xentary 35WDG, Firibiotox P dạng bột, Firibiotox C dạng dịch cô đặc, Dipel, Xentari, Dipel, Vi – BT …

Chế phẩm từ nấm: các hoạt chất sinh học được phân lập từ quá trình lên men nấm Streptomyces có khả năng diệt trừ được các loại sâu như sâu vẽ bùa, nhện, sâu tơ, sâu xanh, bọ trĩ, bọ phấn. Các chế phẩm từ nấm phổ biến hiện nay : Aceny, Azimex, Reasgant, Silsau, Tập Kỳ, Vertimec, Smash, Vibafos, Sword,…( Abamectin); Tikemectin, Taisieu, Redconfi… (Emamectin benzoate); Ngoài ra còn có 2 chế phẩm chiết xuất từ nấm xanh và nấm trắng là Ometar và Biovip có tác dụng phòng trừ sâu hại và rầy nâu.

Chế phẩm từ virus NPV: Đây là loại virus có tính rất chuyên biệt, lây nhiễm và tiêu diệt sâu xanh da láng rất hiệu quả.

Biện pháp canh tác

Trên giàn cây nên trồng xen những cây gia vị (hành, húng quế, bạc hà…) để xua đuổi côn trùng, trồng một số rau không quan trọng để nhử côn trùng và tiêu diệt những cây này khi mật độ côn trùng cao, gây hại nhiều.

Thường xuyên thay đổi loại rau trên giàn, tránh trồng 1 loại rau liên tục để làm ngắt quãng dinh dưỡng của sâu hại.

Phát triển thiên địch như các loài kiến ba khoang, chuồn chuồn, bọ rùa 8 chấm, bọ xít nâu viền trắng, kiến ba khoang, chuồn chuồn cỏ, ong cự, ong kén trắng, ruồi ăn rệp, … bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học, sử dụng đúng thuốc phòng trị các loài sâu bệnh, côn trùng gây hại.

Khách hàng thăm giàn, kiểm tra cây thường xuyên cũng là biện pháp để phát hiện sớm sâu bệnh hại và có cách phòng ngừa sớm.

Vệ sinh giàn thường xuyên (xịt rửa bỏ tàn dư thực vật sau thu hoạch, thay nước trong toàn hệ thống) sẽ hạn chế được nguy cơ phát sinh mầm bệnh.

Kiến cũng là nguyên nhân gây phát sinh mầm bệnh vì kiến cộng sinh với các loài rầy rệp về dinh dưỡng, vì vậy diệt kiến cũng là biện pháp phòng ngừa rầy rệp cho giàn rau hiệu quả.

Từ khóa:

Chia sẻ:
Bài viết liên quan
Trồng rau thủy canh không hồi lưu và những điều cần biết
 07 Tháng 08 2019
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp trồng rau thủy canh trên thị trường, đang được nhiều hộ gia đình lựa chọn với...
Thiết kế giàn trồng rau thủy canh cho hộ gia đình góp phần tô điểm cho ngôi nhà đẹp
 07 Tháng 08 2019
Các hộ gia đình thành thị thường rất thích nhà mình có thêm mảng xanh nên luôn tìm cách đầu tư không gian để trồng...
Những lời khuyên hữu ích cho người tập tành trồng rau hữu cơ
 07 Tháng 08 2019
Trong thế giới trồng rau hữu cơ, có rất nhiều nguồn tài liệu tuyệt vời dành cho cả những người trồng rau hữu cơ mới...
Học hỏi nông nghiệp sạch của Israel từ ứng dụng công nghệ cao
 07 Tháng 08 2019
Israel – một quốc gia nhỏ bé với khí hậu và địa hình khắc nghiệt không thuận lợi cho việc trồng trọt. Nơi đây có hơn...
Kinh Nghiệm Chọn Đất Nông Nghiệp
 10 Tháng 09 2019
Dozen Chia Sẻ Kinh Nghiệm Chọn Đất Nông...
Chuyên mục
© 2020 Công Ty TNHH DAFUTA Thiết kế và phát triển bới Sweetsoft JSC
server-notice